Trên Windows, Microsoft cung cấp một công cụ giúp bạn bảo vệ máy tính của mình an toàn hơn giúp bạn có thể khắc phục một số lỗi liên quan tới hệ thống của hệ điều hành đó là System Protection.
Thông thường thì System Protection sẽ được kích hoạt tự động trên máy tính của bạn và mỗi khi bạn cài các bản update System Protection sẽ tự động được khởi chạy và tạo ra một điểm khôi phục (Restore point) để phòng trường hợp quá trình cập nhật gây lỗi máy tính của bạn, lúc đó bạn có thể sử dụng Restore Point này để khôi phục lại hệ thống như trước khi tiến hành cập nhật.
Tuy nhiên khi bạn tinh chỉnh các cài đặt liên quan tới hệ thống máy tính của bạn (như cài ứng dụng, tinh chỉnh registry,…) bạn cũng có nguy cơ gặp phải một số rắc rối, thậm chí là có thể khiến máy tính của bạn không thể khởi động được. Với những trường hợp này Restore point sẽ giúp bạn khôi phục lại máy tính rất nhanh và hiệu quả mà vẫn giữ được các giữ liệu cá nhân của ban.
Tạo điểm khôi phục restore point
– Bước 1:
Các bạn mở hộp thoại Run bằng phím tắt Windows + R sau đó gõ vào sysdm.cpl > Enter
– Bước 2:
Cửa sổ System Properties được mở ra, các bạn chọn thẻ System Protection
Tại đây, bạn chú ý trong mục Protection Settings, thẻ Protection nếu như đang là On với ổ C (ổ System) tức là System Protection đã được bật. Ổ D là ổ chứa dữ liệu sẽ không cần bật chức năng này vì chức năng này không dùng để khôi phục dữ liệu.
Nếu chức năng System Protection đã được bật các bạn chọn Create… để bắt đầu tạo điểm khôi phục.
Nếu chưa được bật System Protection các bạn cần chọn Configure để vào cấu hình bật nó lên.
Tại đây, các bạn chọn vào Turn on system protection để bật.
Phần Disk Space Usage sẽ để thiết lập giới hạn mà ổ cứng bạn cho phép để lưu các Restore point.
Current Usage là dung lượng của các điểm khôi phục đã sử dụng.
Bạn kéo thanh trượt tại phần Max Usage để điều chỉnh giới hạn.
Nếu muốn xóa tất cả các điểm khôi phục đã tạo bạn chọn Delete.
Sau đó OK để quay lại cửa sổ System Protection và bắt đầu chọn Create… để tạo điểm khôi phục.
– Bước 3:
Cửa sổ Create a restore point xuất hiện, bạn điền mô tả về điểm khôi phục mà bạn muốn tạo vào để dễ tìm lại khi cần khôi phục.
Thời gian mà bạn tạo điểm khôi phục này sẽ được lưu tự động vì vậy bạn không cần lưu thông tin về thời gian.
Sau đó chọn Create
Chờ một lát điểm khôi phục đang được tạo.
Sau khi tạo xong bạn sẽ nhận được thông báo điểm khôi phục đã được tạo thành công.
Khôi phục lại hệ thống tại điểm khôi phục đã tạo.
Để khôi phục lại hệ thống, bạn mở lại cửa sổ System Protection sau đó làm như sau
– Bước 1:
Tại cửa sổ System Protection, các bạn chọn System Restore
– Bước 2:
Cửa sổ System Restore được mở ra, bạn chọn Next
– Bước 3:
Bạn chọn điểm khôi phục mà bạn muốn khôi phục lại
Sau đó Next
– Bước 4:
Chọn Finish để hoàn thành.
Quá trình khôi phục sẽ được thực hiện sau khi máy tính Restart.
Khôi phục hệ thống khi máy tính không vào được Win.
Trên Windows 7
Trong trường hợp bạn không thể vào được Windows, nếu như lỗi xảy ra do hệ thống của bạn, bạn có thể khôi phục lại bằng System Restore bằng cách.
– Bước 1: Giữ phím F8 để truy cập vào Advanced Boot Options khi bật máy tính (trước khi xuất hiện logo Windows)
Chọn mục Repair Your Computer và ấn Enter.
Chọn ngôn ngữ cài đặt và Next.
Log on với tài khoản admin và OK.
– Bước 2: Click System Restore, sau đó chọn Next.
– Bước 3: Mặc định ứng dụng sẽ chỉ hiển thị các điểm khôi phục gần nhất và điểm khôi phục mà Windows khởi động ổn định.
Để chọn điểm khôi phục khác, bạn đánh dấu vào ô Show more restore points sau đó chọn một điểm khôi phục mà bạn muốn.
Click Next, sau đó chọn Finish để xác thực điểm khôi phục mà bạn chọn.
Để bắt đầu khôi phục hệ thống, bạn chọn Yes.
Sau khi khôi phục hoàn thành, bạn chọn Restart để khởi động lại máy tính.
Trên Windows 8, 8.1, 10
– Bước 1:
Các bạn giữ F8 khi khởi động máy tính.
Sau khi truy cập được vào menu F8, các bạn chọn Troubleshoot
– Bước 2:
Tiếp tục chọn Troubleshoot
– Bước 3:
Chọn System Restore sau đó tiến hành khôi phục như với trên Windows 7.
Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn thu gọn menu winrar trên menu chuột phải